Bánh căn Ninh Thuận – món ăn “linh hồn” của mảnh đất miền Trung đầy nắng gió

Tinh hoa ẩm thực của từng vùng miền được truyền tải qua từng món ăn. Chẳng hạn như cơm lam Sapa, cơm tấm Sài Gòn hay bún chả Hà Nội,… Bánh căn – món ăn dường như trỏe nên quen thuộc với mỗi người dân miền Trung nhưng lại có nguồn gốc từ món ăn của người Chăm Ninh Thuận. Nếu có dịp đến Ninh Thuận mà không thử món bánh này thì quả là một điều “tiếc nuối”. Bánh Căn được xem là món ăn “linh hồn” của mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng saptg.com khám phá nét độc đáo của món bánh này nhé!

Tìm hiểu về món bánh căn Ninh Thuận

Bánh căn Ninh Thuận dân dã, mộc mạc và từ lâu đã trở thành nỗi nhớ da diết của người con xứ “gió như Phan mà nắng như Rang” mỗi lần xa quê. Bánh căn rất phổ biến ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Bánh chủ yếu thường được làm bằng khuôn đất nung và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Những khuôn đất này được chế tạo từ bàn tay tài hoa của những người thợ gốm Bầu Trúc và hình như chỉ ở đây mới sản xuất ra những lò đổ bánh căn.

Món bánh căn Ninh Thuận
Món bánh căn Ninh Thuận

Cách làm bánh căn Ninh Thuận

Người đổ bánh có kinh nghiệm làm sao bánh khi ra khỏi khuôn phải vừa giòn, vừa xốp lại vừa dẻo, vỏ bánh phải có màu trắng vàng nhưng không bị cháy khét, có như thế bánh căn mới đạt yêu cầu.

Giống bánh khọt ở miền Nam, bánh căn cũng được chế biến từ bột gạo. Bánh căn chỉ có thể được nướng khi lò than đã đỏ rực, khuôn đã tỏa ra hơi nóng. Tuy nhiên, khi chế biến món bánh khọt, người ta thường thêm bột nghệ để bánh có màu vàng đẹp mắt và khi đổ thì tráng một lớp dầu. Bánh căn dùng với các loại nước mắm khác nhau nên người ăn dù có no đến mấy cũng không bao giờ cảm thấy ngấy. Nước chấm bánh căn của Ninh Thuận đa dạng: nước mắm pha loãng có ớt tỏi băm nhuyễn, mắm nêm và mắm đậu phộng, nước cá từ cá ngừ nhỏ hoặc cá nục.

Bánh căn xuất phát từ món ăn của người Chăm ở Ninh Thuận. Qua thời gian người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cách mới; làm cho món ăn đặc sắc hơn. Như ăn với nhiều loại nước chấm và thêm vào bánh nào trứng, tôm và mực. Bánh căn không tính từng cái mà tính theo cặp là 2 chiếc bánh úp vào nhau. Và ở giữa là hành lá thái nhỏ. Bánh căn Phan Rang truyền thống của người Chăm thì đơn giản là thế. Còn ngày nay, người Việt sau khi học hỏi đã sáng tạo thêm; cho vào nhiều nguyên liệu hơn như: trứng, tôm và mực…để đáp ứng đa dạng khẩu vị của nhiều người.

Thưởng thức món bánh căn Ninh Thuận

Thưởng thức món bánh căn Ninh Thuận
Thưởng thức món bánh căn Ninh Thuận

Đặc biệt khi ăn bánh căn ở những nơi nhiều người Chăm sinh sống; thì người ta cho bánh căn vào chén và nghiền nát. Sau đó chan tất cả các loại mắm vào, ăn cùng xoài sống; dưa chuột, hành tây. Màu trắng của bánh thêm màu xanh của hành lá xắt nhuyễn; màu đỏ của ớt, vị chua của xoài, chanh. Rồi tất cả loại mắm cho chung vào đủ để cho vị giác của người ăn được kích thích đến tận cùng. Vị chua chua, cay cay; bùi bùi khiến cho những ai đã một lần nếm thử món bánh căn dân dã sẽ không bao giờ quên được. Nếu có dịp đến Ninh Thuận mà không dùng thử bánh căn thì quả là một thiếu sót. Vì nó được coi là món ăn “linh hồn” của mảnh đất này.

Bánh được bán phổ biến trên nhiều con đường ở thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Nhưng bạn nên ăn ở những nơi có nhiều người Chăm sinh sống để có thể biết được nhiều hơn về văn hóa và cách ăn khác lạ của họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *