Di sản về chế biến rượu cần của người S’Tiêng trở thành di sản cấp quốc gia

Người S’Tiêng là một trong số những bộ tộc thiểu số với rất ít người tại Việt Nam. Tuy nhỏ nhưng cộng đồng người S’Tiêng cũng đã thể hiện rất nhiều giá trị văn hóa. Tiêu biểu đó chính là khả năng chế biến rượu cần của người S’Tiêng. Di sản nghề thủ công này đã được phong cấp Quốc gia. Rượu cần của người S’Tiêng không chỉ là thức uống không thể thiếu tại các ngày lễ lớn mà còn thể hiện tính liên kết của các cộng đồng người. Vậy di sản chế biến rượu cần này có gì đặc biệt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật nấu rượu cần thủ công của người S’Tiêng.

Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng được cấp phép quốc gia

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước vừa tổ chức công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống “Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước”. Với những giá trị, ý nghĩa đặc trưng của thức uống văn hóa này, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4597/QĐ- BVHTTDL.

Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S'Tiêng
Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng

Ngày 23/11, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước. Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao quyết định và giấy chứng nhận đưa di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho 6 địa phương đang còn duy trì di sản: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Hớn Quản, Phú Riềng, Phước Long, Lộc Ninh.

Buổi lễ được phát trực tuyến trên fanpage “Bảo tàng Bình Phước”. Được chia sẻ liên kết trên các trang fanpage “Tuyên giáo Bình Phước”; Sở Thông tin và Truyền thông và các huyện, thị xã, thành phố.

Giới thiệu về văn hóa rượu cần

Trải dài theo năm tháng, tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước đã trở thành một trong những giá trị văn hóa độc đáo của người S’Tiêng Bình Phước nói riêng và mang đậm dấu ấn văn hóa của Bình Phước nói chung được duy trì và bảo tồn cho đến ngày nay.

Giới thiệu về văn hóa rượu cần
Giới thiệu về văn hóa rượu cần

Rượu cần theo tiếng S’Tiêng gọi là Đ’rắp S’lung hay Rơ nơm Đ’rắp. Đây là thức uống truyền thống lâu đời và độc đáo của người S’Tiêng Bình Phước. Đây cũng là thức uống không thể thiếu trong các dịp lễ hội quan trọng của cộng đồng; hay các sự kiện trọng đại mang tính bước ngoặt của người S’Tiêng. Đây là sản vật đặc trưng. Góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng. Loại rượu này còn thể hiện văn hóa ứng xử của cư dân với cộng đồng; mối quan hệ gắn kết cộng đồng về văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng.

Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước thuộc loại hình tri thức dân gian. Nghề truyền thống được hình thành lâu đời qua nhiều thế hệ, tích lũy qua thời gian. Tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống thể hiện qua cách nhận diện và khai thác phù hợp các nguyên liệu từ tự nhiên như lá cây, vỏ cây rừng. Cách phối trộn độc đáo giữa các men lá với nguyên liệu như lúa; gạo. Tạo ra sản phẩm rượu cần mang lại sự khác biệt về hương vị, độ đậm đà, chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *