Lan tỏa văn hóa Việt Nam ra thế giới tại Army Games

Army Games là một cuộc thi về quân sự được tổ chức hàng năm tại Nga. Đây không chỉ là cơ hội để thể hiện khả năng mà còn là cơ hội để đưa văn hóa các nước đến với thế giới. Nếu như những năm trước Army Games chỉ bao gồm các cuộc thi về quân sự và các gian hàng ẩm thực thì năm nay ban tổ chức đã mang đến một phần thi hoàn toàn mới. Đó chính là phần thi về văn hóa các nước. Đây là một cơ hội vô cùng tốt đối với Việt Nam để quảng bá các giá trị văn hóa của đất nước. “Đội quân văn hóa” chính là cái tên dùng để gọi những người lính tham gia phần thi này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách họ đưa văn hóa Việt ra thế giới nhé.

Giới thiệu về Army Games

Lần đầu tiên, trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021 tại Liên bang Nga, ban tổ chức đưa Cuộc thi biểu diễn nghệ thuật quốc tế “Đội quân văn hóa” vào nội dung thi chính thức (từ ngày 24 đến 30-8). Đến với cuộc thi, đội tuyển “Đội quân văn hóa” của Việt Nam đã tích cực luyện tập. Đội tuyển đến cuộc thi với quyết tâm thi đấu đạt thành tích cao nhất. Qua đó, đội thi Việt Nam muốn tạo ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh QĐND Việt Nam với quân đội các nước. Đồng thời góp phần quảng bá, tôn vinh hình ảnh, vị thế đất nước; văn hóa; con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Giới thiệu về Army Games
Giới thiệu về Army Games

Army Games là sân chơi để quân đội các nước có điều kiện giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Tại Army Games 2021, nội dung biểu diễn nghệ thuật “Đội quân văn hóa” được đưa vào thi đấu chính thức. Điều này đã thu hút sự quan tâm của các nước tham gia. Môn thi “Đội quân văn hóa” gồm 4 phần thi. Bao gồm kỹ năng biên đạo múa, kỹ năng thanh nhạc, kỹ năng nhạc cụ và hoạt động triển lãm. Có 19 nước tham gia các hoạt động văn hóa. Tuy nhiên chỉ có 13 nước đủ điều kiện tham gia cuộc thi “Đội quân văn hóa” (tham gia cả 4 phần thi). Bao gồm: Liên bang Nga; Việt Nam; Trung Quốc; Lào; Myanmar; Armenia; Azerbaijan; Belarus; Venezuela; Serbia; Kazakhstan; Uzbekistan và Sri Lanka.

Đội tuyển “Đội quân văn hóa” đại diện tham dự Army Games

Đội tuyển “Đội quân văn hóa” của QĐND Việt Nam tham dự Army Games 2021 gồm 16 đồng chí. Tất cả đã lên kế hoạch và tổ chức tập luyện từ rất sớm. Mặc dù trong điều kiện không thuận lợi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các cán bộ, thành viên của đội tuyển đã tích cực luyện tập, Đội tham gia quyết tâm thi đấu đạt thành tích cao nhất.

Thượng tá Đặng Mỹ Hạnh là đội trưởng đội tuyển “Đội quân văn hóa” của QĐND Việt Nam. Ông cho biết: “Tham gia Army Games 2021 là niềm vinh dự, tự hào. Tuy nhiên nó cũng là thử thách, áp lực rất nặng nề đối với các thành viên đội tuyển. Đây là một cuộc thi nghệ thuật đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Chúng tôi càng phải nỗ lực, quyết tâm hơn trong thời gian tới. Nâng cao chất lượng thi đấu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Tham gia Army Games 2021, bên cạnh những mục tiêu như nhằm cọ xát; nâng cao chất lượng; kỹ năng biểu diễn văn hóa nghệ thuật, đội tuyển còn có thêm nhiệm vụ khác. Đó là chuyển tải được những nhiệm vụ của QĐND Việt Nam trong thời kỳ mới. Điều này sẽ giúp cho bạn bè quốc tế hiểu hơn về QĐND Việt Nam”.

Nét đẹp văn hóa quân sự Việt Nam

18 tiết mục biểu diễn của Đội tuyển “Đội quân văn hóa” được thiết kế, dàn dựng công phu từ việc lên ý tưởng, chọn lựa tác phẩm, đến việc thể hiện, biểu diễn các nội dung dự thi. Trong đó, âm nhạc gồm 3 tiết mục độc tấu, 2 tiết mục song tấu. Với nội dung múa gồm 2 tiết mục múa đơn, 1 tiết mục múa đôi, 2 tiết mục múa tập thể. Nội dung thanh nhạc có đơn ca tiếng Nga, đơn ca tiếng Việt và song ca.

Nét đẹp văn hóa quân sự Việt Nam
Nét đẹp văn hóa quân sự Việt Nam

Bên cạnh những tiết mục biểu diễn, với chủ đề “Quốc phòng Việt Nam truyền thống và hội nhập” trong nội dung thi “Hoạt động triển lãm” tại hội thao, đội tuyển đã đề cao việc ứng dụng công nghệ vào trưng bày và tương tác với khán giả. Thượng tá Đinh Xuân Hòa, thành viên đội tuyển cho biết: “Hoạt động triển lãm đã đưa khách tham quan tiếp cận các ứng dụng, các giải pháp công nghệ số tương tác trải nghiệm với 3 thứ tiếng: Việt, Nga và Anh.

Đồng thời, chia sẻ cách áp dụng các phương thức tiên tiến của bảo tàng, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác giữa bảo tàng các nước trong phạm vi hội thao; trưng bày các hình ảnh tiêu biểu về dấu ấn quốc phòng Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm quảng bá, tôn vinh nét đặc sắc về QĐND Việt Nam, văn hóa quân sự Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của QĐND Việt Nam trên trường quốc tế”.

Mục đích tham gia Army Games của QĐND Việt Nam

Tham gia Army Games 2021, Đội tuyển “Đội quân văn hóa” của QĐND Việt Nam mang theo sứ mệnh quảng bá, tôn vinh hình ảnh, vị thế đất nước, văn hóa, con người, QĐND Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Do đó, để bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tất cả các tiết mục biểu diễn của đội tuyển tại cuộc thi đã lựa chọn chất liệu văn hóa và nhạc cụ dân tộc để sáng tác, biên đạo mới nhiều tác phẩm kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi tác phẩm đều mang âm hưởng, văn hóa các vùng, miền được các ca sĩ, nghệ sĩ thể hiện một cách trực quan, sinh động đã giúp cho bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước con người Việt Nam.

Cuộc thi “Đội quân văn hóa” có ý nghĩa hết sức quan trọng đã khẳng định bản lĩnh của người nghệ sĩ – chiến sĩ, vừa quảng bá, tôn vinh những nét đặc sắc về đất nước, con người, bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa truyền thống, văn hóa quân sự Việt Nam, từ đó, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Những hình ảnh minh họa đậm chất Việt Nam

Để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đội tuyển đều sử dụng hình ảnh minh họa của đất nước Việt Nam trong đổi mới và phát triển. Từ trang phục đến lựa chọn sử dụng nhạc cụ. Từ tác phẩm biểu diễn và cách thức biểu diễn đều rất Việt Nam. Xứng danh một đất nước Việt Nam trong hội nhập và phát triển. Đội tuyển đã lựa chọn và mang sang Nga một số nhạc cụ như sáo trúc; đàn T’rưng. Chúng đều được làm từ cây tre rất gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam.

Đậm chất Việt Nam
Đậm chất Việt Nam

Đặc biệt, trong nội dung thanh nhạc, đội tuyển đã lựa chọn trình diễn hát văn bài “Cô Đôi thượng ngàn”, là một hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với tiết mục này, yêu cầu về trang phục, hình ảnh minh họa đã đáp ứng được yếu tố Việt, đội tuyển cũng đã chuyển ngữ sang tiếng Nga nhằm giúp cho bạn bè quốc tế hiểu được tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Thượng tá Đinh Xuân Hòa cho biết thêm: “Để phục vụ hoạt động triển lãm, chúng tôi đã lấy tư liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam để giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch, chuẩn bị các tờ rơi bằng tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc để phát cho khán giả tại Army Games”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *