Làng Văn hóa – Du lịch Việt Nam triển khai hoạt động chủ đề tháng 12

Làng Văn hóa – Du lịch Việt Nam là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều giá trị văn hóa của người Việt Nam. Nơi đây quy tụ rất nhiều dân tộc thiểu số khác nhau.  Thông qua sinh hoạt tại đây, nhiều truyền thống văn hóa quý báu được phát huy. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền bá văn hóa đặc sắc. Mới đây, làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã triển khai chương trình sinh hoạt với chủ đề “Làng – Ngôi nhà chung của chúng ta”. Hoạt động này nhằm mục đích tuyên truyền về sự đoàn kết giữa các dân tộc. Vậy chương trình tháng 12 này có gì đặc biệt? Những sự kiện nào sẽ được tổ chức? Hãy cùng saptg tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Hoạt động văn hóa tháng 12 tại Làng Văn hóa – du lịch các dân tộc

Từ ngày 1/12/2021 đến 2/1/2022 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Làng – Ngôi nhà chung của chúng ta”. Tại đây có sự tham gia của hơn 100 đồng bào thuộc 16 dân tộc, Họ đến từ nhiều địa phương khác nhau. Hoạt động điểm nhấn của tháng 12 có chủ đề “Hương sắc rừng núi”. Trong đó, có sự kiện giới thiệu tinh hoa nghề thủ công truyền thống qua nét đẹp nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại “Ngôi nhà chung”. Góp phần tạo không khí tưng bừng đón chào năm mới 2022.

Hoạt động văn hóa tháng 12 tại Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc
Hoạt động văn hóa tháng 12 tại Làng Văn hóa – du lịch các dân tộc

Những hoạt động văn hóa đặc sắc trong lễ hội

Chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của vải thổ cẩm

Với đồng bào các DTTS, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu. Ðây là nghề thủ công truyền thống được phát triển sớm và rộng khắp ở khắp các bon; buôn; làng nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

Vải thổ cẩm đến nay vẫn được đồng bào nhiều dân tộc coi là lễ vật. Nó xuất hiện trong đám hỏi, đám cưới hay quà kỷ niệm trong những dịp trọng đại. Hoa văn thổ cẩm phần lớn là hình ảnh chim muông; hoa lá; hạt giống; hiện tượng thiên nhiên hay mô phỏng hoạt động con người. Chính điều này đã dệt nên bức tranh đa sắc cho thổ cẩm của đồng bào. Từ đó đưa tinh hoa thổ cẩm trở thành di sản văn hóa đáng tự hào.

Đặc biệt, cùng với việc giới thiệu nghề dệt thổ cẩm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của các dân tộc qua việc tái hiện nghi thức cúng vợt sợi bông (dyeng toc brai) của đồng bào dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai; nghi thức cúng dâng tấm Zèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Màn trình diễn mâm cơm sum họp ngày cuối năm

Cũng trong khuôn khổ sự kiện này, các nhóm đồng bào DTTS vùng cao sẽ giới thiệu, trình diễn “Mâm cơm sum họp ngày cuối năm”. Mỗi một dân tộc lựa chọn một món ăn đặc trưng nhất của dân tộc mình, góp cùng vào mâm cơm sum họp chung, vừa để giới thiệu về ẩm thực vùng miền, vừa thấy được sắc màu văn hóa của các dân tộc.

Thưởng thức âm nhạc Tây Nguyên

Vào các dịp cuối tuần, sẽ diễn ra chương trình “Tây Nguyên – Mùa hoa dã quỳ nở” với các bài hát về Tây Nguyên về các loài hoa gắn với cảnh sắc, con người Tây Nguyên. Các nghệ nhân đồng bào DTTS ở Tây Nguyên sẽ trình diễn những bài ca về quê hương, đất nước, sắc màu văn hóa, cảnh sắc Tây Nguyên.

Du khách được tham gia vào các hoạt động văn hóa

Tại không gian “Ngôi nhà chung”, du khách còn được tham gia các hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động tại làng. Đó là những trải nghiệm về văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: Xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu của dân tộc Mường; gà nướng của dân tộc Dao; mật ong rừng, cà phê, ca cao… của dân tộc Ê Đê; bánh Tét của dân tộc Khmer…

Du khách được tham gia vào các hoạt động văn hóa 
Du khách được tham gia vào các hoạt động văn hóa

Đan xen vào đó là các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu, như: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, loại hình kịch Rô băm, các điệu múa rom vông, lâm lêu, Xa ra van.

Bên cạnh đó, là các hoạt động hằng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch homestay; trải nghiệm ẩm thực; trò chơi dân gian… diễn ra rất sôi nổi. Mục đích giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào. Cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc. Thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *