Việc quan tâm đến các Dân tộc thiểu số luôn là một trong những mục tiêu của Chính Phủ Việt Nam. Không chỉ tạo điều kiện, việc gìn giữ các nét đẹp về văn hóa cũng nên được áp dụng. Một trong số những hành động để bảo tồn các nét văn hóa chính là tổ chức các lễ hội văn hóa. Năm nay, lễ hội văn hóa Hương sắc vùng cáo đã diễn ra vô cùng tốt đẹp. Tại đây, mọi người có thể giao lưu từ nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, lễ hội hay nhảy múa. Không những vậy năm nay lễ hội còn tổ chức cuộc thi về trang phục truyền thống của các DTTS. Vậy lễ hội văn hóa năm nay thế nào? Hãy cùng saptg tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Lễ hội Hương sắc vùng cao được tổ chức
Ngày 26/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Lễ hội văn hóa Hương sắc vùng cao và Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS tỉnh Thanh Hóa năm 2021.
Tham gia Lễ hội có hơn 1.000 nghệ sỹ, diễn viên quần chúng. Ngoài ra còn có nghệ nhân dân gian đến từ 11 huyện miền núi trong tỉnh. Họ đóng góp 25 tiết mục văn nghệ dân gian; 9 nghi thức sinh hoạt văn hóa, trích đoạn lễ hội, trò diễn dân gian; 9 không gian trưng bày triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch. Không chỉ vậy còn có văn hóa ẩm thực đặc sắc của đồng bào DTTS ở Thanh Hóa; 11 video clip tuyên truyền, quảng bá du lịch của các địa phương.
Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các đơn vị tham gia đã chuyển từ trình diễn trực tiếp sang quay, dựng, ghi hình và lưu trữ vào thiết bị USB gửi về Ban Tổ chức.
Những hoạt động văn nghệ tại lễ hội
Qua đánh giá của Ban Tổ chức, các đơn vị tham gia đều đầu tư các tiết mục văn nghệ dân gian. Các tiết mục này có chiều sâu về nội dung. Được dàn dựng biểu diễn công phu, ấn tượng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các tiết mục này đặc trưng cho từng địa phương và có tính nghệ thuật cao. Các video clip tuyên truyền, quảng bá du lịch của địa phương phản ánh, giới thiệu một cách sinh động, lôi cuốn về vẻ đẹp thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người, cuộc sống, bản sắc văn hóa độc đáo, thế mạnh du lịch của từng địa phương.
Ở phần trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa, các địa phương đã lựa chọn trích đoạn lễ hội, các trò diễn dân gian thể hiện nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc tiêu biểu ở mỗi địa phương. Về không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, ẩm thực và du lịch, các địa phương đã giới thiệu đặc trưng văn hóa cộng đồng, địa phương mình thông qua hiện vật tranh, ảnh, sách, mô hình hiện vật, nhạc cụ, trang phục truyền thống của dân tộc, nghề thủ công, thổ cẩm, sản vật…
Phần thi các trang phục truyền thống
45 thí sinh trình diễn trang phục truyền thống các DTTS là các nghệ nhân của đồng bào dân tộc. Mường, Thái, Mông, Dao, Khơ mú, Thổ đã giới thiệu, trình diễn các trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc mình trong ngày thường, ngày hội, lễ cưới… Với nhiều màu sắc sặc sỡ, hoa văn trên trang phục phong phú. Không những vậy mang đậm ý nghĩa văn hóa, gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày, tạo nên một bức tranh, như một vườn hoa đậm hương sắc văn hóa, về con người và sức sống của các dân tộc anh em.
Ban Tổ chức đã trao 14 giải A, 4 giải B cho nội dung văn nghệ dân gian; 5 giải A, 4 giải B ở nội dung không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, ẩm thực và du lịch của địa phương; 5 giải A, 4 giải B ở nội dung trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa; 7 giải A, 4 giải B ở nội dung clip tuyên truyền, quảng bá du lịch của địa phương; 18 giải A, 14 giải B ở nội dung trình diễn trang phục truyền thống các DTTS.
Trên đây là những thông tin mới nhất về lễ hội Hương sắc vùng cao năm nay. Tuy được thực hiện trong tình hình dịch bệnh, lễ hội đã thành công tốt đẹp. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan, hãy theo dõi các bài viết khác.
Bài viết cùng chủ đề: