Lễ mừng lúa mới – Một nét đặc sắc văn của người Gia Rai

Lễ mừng lúa mới là một trong những lễ hội lớn nhất năm của người Gia Rai. Đây là dịp quy tụ của nhiều người Gia Rai với nhiều hoạt động vô cùng đặc sắc. Lễ mừng lúa mới bắt đầu bằng một tiếng hú dài của già làng. Sau tiếng hú này, các hoạt động văn nghệ, ăn mừng được bắt đầu diễn ra. Ngày lễ mừng lúa mới tại bản của người Gia Rai diễn ra vô cùng vui vẻ. Vậy người Gia Rai làm gì vào những ngày Lễ mừng lúa mới? Ý nghĩa của ngày lễ này là gì? Hãy cùng saptg.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Chuẩn bị cho Lễ mừng lúa mới

Già Rơ Lan Tôm cất một tiếng hú dài. Nam nữ trong làng tấu lên những chinh chiêng rộn rã và ngày Lễ mừng lúa mới bắt đầu. Tờ mờ sáng, già làng Rơ Lan Tôm ở làng Ó (xã Ia Vê, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã thức dậy sửa soạn; đóng khố chỉnh tề chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng nhất trong năm. Thanh niên trong làng cũng chuẩn bị rượu thịt sẵn sàng. Phụ nữ làng Ó vui vẻ hơn ngày thường. Họ mặc những bộ đồ thổ cẩm rực rỡ, đậm chất truyền thống.

Chuẩn bị cho Lễ mừng lúa mới
Chuẩn bị cho Lễ mừng lúa mới

Hôm đó (ngày 26/11) là ngày diễn ra Lễ mừng lúa mới được tổ chức ở làng. Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hóa -Thông tin và Thể thao huyện Chư Prông là hai đơn vị phối hợp tổ chức phục dựng lại sự kiện quan trọng này. .

Cũng như một số dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Gia Rai ở huyện Chư Prông có quan niệm tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Đồng bào tin rằng, xung quanh họ có rất nhiều vị thần gọi là Yang. Người Gia Rai có một hệ thống những truyện cổ giải thích các hiện tượng tín ngưỡng xung quanh. Những vị thần trong tín ngưỡng nông nghiệp là Yang Sri (Thần Lúa). Ngoài ra, mỗi cộng đồng còn có những vị thần riêng. Tùy thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong vùng.

Giới thiệu về Lễ mừng lúa mới

Lễ mừng lúa mới hay còn gọi là Tết cơm mới và Tết Hạ Nguyên. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Lễ mừng lúa mới đối với người dân tộc thiểu số cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh vậy.

Già làng Rơ Lan Tôm hồ hởi kể lại rằng, Lễ mừng lúa mới là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Gia Rai, thường được tổ chức vào tháng 10, 11, 12 hằng năm. Khi đã xong mùa vụ, lúa thóc về đầy kho, người Gia Rai sẽ làm Lễ mừng lúa mới, tạ ơn thần linh đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no.

Đây cũng là dịp để dân làng quây quần, chia sẻ niềm vui được mùa; hưởng thành quả lao động. Cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận, gió hòa. Đây còn là lễ hội hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo của cư dân nông nghiệp. Thể hiện lòng thành của dân làng đối với các thần linh. Đồng thời thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

Sau mùa vụ thu hoạch lúa hằng năm, đồng bào Gia Rai lại tổ chức Lễ hội cúng lúa mới để tạ ơn với thần linh, tổ tiên đã cho một năm mưa thuận gió hòa. Đây là dịp để toàn thể dân làng tạ ơn với Yang Sri đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ. Đây cũng là một lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Gia Rai.

Phong tục của người Gia Rai

Quan niệm của người Gia Rai, con người có nhà để ở thì thóc cũng phải có kho. Người Gia Rai tin rằng, lúa cũng có thần cai quản và thần lúa đã ban cho con người lương thực, sức khỏe. Nếu kho chứa không đàng hoàng, Yàng sẽ giận, không ban cho mùa màng bội thu. Lúa đến kỳ thu hoạch bị chim, sâu, sóc trên rừng ăn mất, dân làng sẽ đói kém. Khi lấy thóc đem đi xay, giã làm gạo, người Gia Rai phải xin phép Yàng và thần linh bởi thóc là sản vật quý, không ai được hoang phí.

Phong tục của người Gia Rai
Phong tục của người Gia Rai

Với người Gia Rai, kho lúa có ý nghĩa bảo vệ thành quả, công sức cả năm nông dân vất vả kiếm được, ngăn không cho chuột và các loại động vật khác phá hoại. Nhà nào cũng có kho thóc, người ít một cái, nhiều lúa hai cái. “Nhìn vào số lượng kho thóc nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, người ta còn đoán được sự khá giả của gia đình đó, của làng đó”, già làng Rơ Lan Tôm nói.

Theo phong tục, để tiến hành làm Lễ mừng lúa mới, già làng chọn ngày rồi thông báo họp làng, thống nhất ngày tổ chức làm lễ, địa điểm tổ chức tại nhà Rông. Lễ vật trong Lễ mừng lúa mới gồm một con heo khoảng 60-70kg, 2 con gà (1 con gà sống, 1 con gà đã nướng sẵn),  thịt heo nướng và 5kg cốm, cơm mới, bột gạo, măng… cùng 3 ghè rượu lớn là lễ cúng của làng.

Quá trình thực hiện Lễ mừng lúa mới

Già làng phân công nhiệm vụ cho từng người. Đàn ông dựng dàn cúng (chơ đang). Phụ nữ cột ghè rượu, khiêng nước để chuẩn bị cho Lễ mừng ăn cơm mới của làng. Khoảng 8h sáng, khi mặt trời đã lên cao, già trẻ, gái trai trong làng đã tề tựu đầy đủ ở quanh nhà Rông. Tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên nhịp nhàng trong điệu múa xoang nhẹ nhàng say đắm.

Quá trình thực hiện Lễ mừng lúa mới
Quá trình thực hiện Lễ mừng lúa mới

Già làng bắt đầu đọc lời khấn lễ:  “Ơ Yang Sri, Yang tốt đẹp, Yang trên núi Chư Prông, Yang sông. Hôm nay lũ làng chúng tôi tổ chức lễ mừng lúa mới đầu tiên… Báo cho các Yang về đây cùng ăn cùng uống, cùng chung vui với dân làng. Phù hộ cho dân làng sống khỏe mạnh, không bệnh tật ốm đau. Phù hộ cho dân làng năm sau lại được mùa màng tươi tốt”.

Cúng xong, hội mừng lúa mới bắt đầu. Mọi người vừa thưởng thức rượu cần, vừa hát ca hòa mình vào tiếng cồng chiêng và các điệu múa xoang. Sau đó các già làng vào từng nhà thăm và chúc sức khỏe…

Ông Nguyễn Ngọc Long, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San cho biết. “Trải qua bao thăng trầm, cùng với Lễ cúng rừng, Lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai vẫn giữ được nhiều nét truyền thống văn hóa”. Phục dựng nghi thức, nghi lễ của đồng bào DTTS là hoạt động hằng năm của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San. Mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *