Lưu giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của người Mường trong đời sống

Văn hóa dân tộc là một trong nhiều giá trị cần lưu giữ của các đồng bào thiểu số. Đối với người Mường, việc phát huy những giá trị đó đang dần trở nên mai một ở nhiều nơi. Tuy nhiên, tại Thanh Sơn, những giá trị này đang được bảo tồn và phát triển rất tốt. Đây chính là nhờ những chính sách của Đảng và nhà nước đối với người dân nơi đây. Nhờ những chính sách này, người Mường có thể sinh sống một các đầy đủ và hiện đại hơn. Vậy Đảng và nhà nước đã có những chính sách và hành động gì? Hãy cùng saptg.com tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Đôi nét về người Mường

Người Mường, còn có tên gọi là Mol, Moan, Mual. Đây là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Người Mường được công nhận là một thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt – Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình chiếm 42%. Các tỉnh lân cận chiếm lần là Thanh Hóa 29%; Phú Thọ 15%; Sơn La 6%; Ninh Bình 4%; Hà Nội 0.13%. Các vùng còn lại chiếm 3.9% dân số Mường. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2019 là 1.452.095 người.

Đôi nét về người Mường
Đôi nét về người Mường

Đề án phát huy bản sắc dân tộc Mường đạt thành công

Huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Vậy nên văn hóa truyền thống của người Mường trong huyện có nhiều sắc thái đặc trưng; đan xen và giao thoa rõ nét. Bản sắc văn hóa của dân tộc Mường từ những ngôi nhà sàn; trang phục; ẩm thực; tiếng nói; nhạc cụ; nghệ thuật trình diễn dân gian đến công cụ lao động sản xuất… Còn được lưu giữ và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017 – 2020, toàn huyện đã thành lập được 126 Câu lạc bộ (CLB) văn hóa dân tộc Mường tại các xã, khu dân cư và trường học. Bảo tồn được 634 chiếc chiêng; 123 bộ nhạc cụ khác; 1.268 bộ trang phục; 115 nhà sàn truyền thống trong cộng đồng. Ngoài ra còn nhiều đồ dùng công cụ, lao động, sản xuất, sinh hoạt của đồng bào Mường.

Những hành động của Nhà nước hướng đến người Mường

Khôi phục trang phục dân tộc

Bước đầu khôi phục trang phục dân tộc Mường để cán bộ và nhân dân có thói quen mặc trang phục dân tộc trong các dịp lễ, hội. Đồng thời phục dựng 3 di sản, gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian (Diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, chạm ống, múa sênh tiền, múa trống đu và hát ví, hát rang); lễ hội truyền thống đình Lưa xã Tân Lập và phục chế hiện vật, công cụ, dụng cụ lao động sản xuất, nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mường (cối giã gạo, khung cửi dệt vải, cọn nước…).

Trang phục dân tộc người Mường
Trang phục dân tộc người Mường

Kết hợp với các CLB

Nhằm tạo điều kiện cho các CLB văn hóa dân tộc Mường phát huy hiệu quả, huyện Thanh Sơn đã hỗ trợ các xã, thị trấn mua cồng chiêng để hoàn thiện không gian văn hóa Mường; mở các lớp tập huấn diễn xướng cồng chiêng, hát ví, hát rang dân ca Mường cho cán bộ văn hóa các xã, thị trấn, các CLB văn hóa dân tộc Mường và giáo viên âm nhạc các trường tiểu học, THCS trên địa bàn

Huyện phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, xây dựng, phát huy mô hình CLB văn hóa dân tộc Mường trong phong trào xây dựng nông thôn mới cho cán bộ văn hóa xã, nghệ nhân, người có uy tín nhằm trang bị các kiến thức về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số; phương pháp, kỹ năng sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình văn hóa phi vật thể truyền thống có nguy cơ thất truyền…

Phát triển về du lịch và giáo dục

Thanh Sơn còn tập trung phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại xã Khả Cửu – nơi còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn, dụng cụ lao động sản xuất, cọn nước, vật dụng sinh hoạt, khung cửi, văn hóa ẩm thực hay những điệu hát rang, hát ví, múa mỡi, phong tục, tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa Mường…

Không chỉ triển khai tại các xã, thị trấn, khu dân cư, các CLB văn hóa dân tộc Mường còn được thành lập trong các trường học đã giúp cho các thầy cô giáo và học sinh hiểu thêm yêu văn hóa Mường, từ đó góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc. 22 CLB văn hóa dân tộc Mường được thành lập và tiếp tục duy trì, mở rộng góc học tập gắn với trưng bày không gian văn hóa dân tộc Mường, các dân tộc khác ngay trong khuôn viên nhà trường.

Nhiều trường học đã tổ chức những buổi học ngoại khóa tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, mời các nghệ nhân trong xã truyền dạy những bài hát, điệu múa mang đậm bản sắc của người Mường…

Những kế hoạch phát triển văn hóa người Mường trong tương lai

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn nói chung, dân tộc Mường nói riêng, huyện Thanh Sơn đã ban hành Đề án tiếp tục công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2021 – 2025.

Kế hoạch phát triển văn hóa người Mường
Kế hoạch phát triển văn hóa người Mường

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, 100% xã, thị trấn thành lập CLB văn hóa, văn nghệ dân tộc Mường hoặc CLB văn hóa, văn nghệ các dân tộc.Huy động nguồn lực của toàn xã hội tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *