Thưởng thức món chả lụi La Gi thơm ngon nức tiếng, ăn một lần là nhớ mãi

Chả lụi là món ăn đặc sản có nguồn gốc từ thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Chả Lụi lúc đầu chỉ có ở Bình Thuận, sau đó được nhiều người biết đến và yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Vì vậy, món ăn đặc sản này của Bình Thuận đã có mặt ở nhiều tỉnh thành khác như Huế, Biên Hòa, Vũng Tàu, TP.HCM,… Nếu có dịp ghé thăm Bình Thuận, bạn đừng quên ghé thăm Lagi để thưởng thức món ăn này nhé. Hương vị đậm đà, thơm ngon của ẩm thực miền Trung chắc chắn sẽ làm hài lòng bất cứ du khách nào. Nếu chưa có cơ hội để thưởng thức món ăn này, tại sao bạn không thử thực hiện món ăn này theo công thức mà saptg chia sẻ trong bài viết dưới đây?

Món chả lụi La Gi

Chả lụi La Gi là món ăn ngon nức tiếng được nhiều người yêu thích. Nếu Phan Thiết có món mì quảng vịt được người dân Nam Bộ khá ưa chuộng, thì tại thị xã La Gi có món chả lụi ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Món chả lụi La Gi
Món chả lụi La Gi

Chọn nguyên liệu làm chả lụi

  • Thịt dùng để xay nên dùng thịt nạc mông hoặc thịt ba rọi, 2 loại thịt này khi xay sẽ có độ mềm, ngọt và độ béo ngon nhất.
  • Tránh dùng thịt nạc thuần để xay. Dùng thịt nạc thuần xay sẽ có hiện tượng bột bã, ăn không ngon.
  • Lựa thịt heo dày, săn chắc, có màu đỏ tươi và độ đàn hồi cao. Không dùng thịt có màu lạ, thịt có mùi hôi để sử dụng vì thịt có thể đã bị hư.
  • Nên chọn mua tôm đất (tôm chỉ) để làm chả lụi. Tôm đất là loại tôm nước ngọt nên sẽ ít tanh hơn các loại tôm biển. Vỏ tôm đất không dày, khi xay để làm chả tôm cũng sẽ dẻo và ngon hơn.
  • Khi mua nên chọn những con tôm khỏe mạnh, màu sắc tươi tắn, thân bóng và chân linh hoạt nếu là tôm còn sống. Nếu là tôm chết nên chọn mua tôm săn chắc, không tróc vỏ và không có mùi lạ.

Nguyên liệu tạo ra chả lụi, chủ yếu là tôm tươi, thịt ba rọi. Hai món này sau khi ướp đủ các loại gia vị thì cho vào cối xay nhuyễn. Xay xong lại cho vào cối lớn quết thêm lần nữa, để thịt và tôm quyện vào nhau, thật mịn.

Cách làm chả lụi

Bánh tráng mỏng cắt thành miếng nhỏ đều nhau, cho nhân vào giữa, quết thịt và tôm (giã mịn) chung quanh, rồi  gói như kiểu gói nem, cũng có thể gói thành cuốn như cuốn ram.

Nướng chả:

Công đoạn cuối là dùng que nhọn đâm xuyên qua gói chả đã gói,  rồi  đặt lên vỉ bên dưới có lò lửa than để nướng.

Khi nguyên liệu bên trong đã chín, bánh tráng cuốn bên ngoài đạt độ vừa giòn thì lấy xuống.

Lưu ý lửa  than không được lớn quá, vì như thế dễ cháy và không giữ được vị ngọt béo tự nhiên.

Thưởng thức chả lụi

Thưởng thức chả lụi
Thưởng thức chả lụi

Rau sống và nước chấm là hai món phụ nhưng  đặc biệt quan trọng với món chả lụi.

Rau sống phải là rau xanh thật tươi, cộng với xoài xanh thái nhỏ, khế, dưa leo.

Nước chấm phải đầy đủ: ớt, me, đậu phộng giã nhuyễn… Nói chung, chén nước chấm phải đạt đủ các yếu tố vừa cay, vừa chua, vừa ngọt, vừa bùi.

Khi ăn, chỉ việc cho chả, rau nếu cần thêm nem, trứng vào miếng bánh tráng cuốn, dùng tay cuộn thật gọn vậy là xong, chấm mắm và ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *