Tìm hiểu về văn hóa âm nhạc của đồng bào Khmer với Nhạc ngũ âm

Âm nhạc là một trong số những giá trị văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc. Thông qua âm nhạc, con người trở nên gắn bó với nhau hơn. Âm nhạc từ đó cũng được công nhận như một nét đặc sắc văn hóa. Mỗi dân tộc đều có những nhạc cụ, những bài hát, làn điệu khác nhau. Đối với một đất nước với đa dạng văn hóa như Việt Nam, văn hóa âm nhạc cũng trở nên rất đa dạng. Trong sự đa dạng đó, Nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer là một nét vô cùng thú vị. Hiện nay, loại nhạc truyền thống này đang được nhà nước khuyến khích bảo tồn. Vậy nhạc ngũ âm là gì? Tại sao nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer lại đặc biệt? Hãy cùng saptg.com tìm hiểu về nhạc ngũ âm qua bài viết sau.

Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer

Trong đời sống tinh thần của người Khmer các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, dàn nhạc Ngũ âm được đồng bào xem là tài sản văn hóa quý báu. Đây là nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp diễn ra lễ hội; tết cổ truyền của đồng bào Khmer.

Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer (Pinn Peat) là một dàn nhạc. Nó được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ, được làm từ 5 loại chất liệu khác nhau. Chính vì vậy mà nó tạo nên 5 âm sắc riêng biệt. Đó là bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Mỗi loại nhạc cụ được định âm một cách chính xác. Bảo đảm yếu tố hòa âm cho cả dàn nhạc. Như vậy khi hòa tấu tạo ra âm thanh độc đáo. Từ rất trầm đến cao vút. Từ ngọt ngào, du dương đến sâu lắng, hùng hồn đi vào lòng người.

Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer
Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer

Theo Nghệ nhân Ưu tú Sơn Trong, nhạc ngũ âm chủ yếu là nhạc không lời. Có thể kết hợp với những điệu múa uyển chuyển đặc trưng của người phụ nữ Khmer. Điều này tạo nên không gian văn hóa riêng biệt của đồng bào Khmer. Đội nhạc Ngũ âm thường có từ 5 đến 6 nhạc công.

Trong mỗi bộ của dàn nhạc Ngũ âm sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ tham gia. Tạo nên biên chế hoàn chỉnh của dàn nhạc Ngũ âm truyền thống. Bao gồm loại 9 nhạc cụ: Kèn Srolai Pinn Peat (bộ hơi); đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung (bộ mộc); Rôneat Đek (bộ sắt); Kuông Vông Tôch, Kuông Vông Thum, Chhưng (bộ đồng); Trống Samphô, Trống Skô Thum (bộ da).

Nơi trình diễn nhạc Ngũ âm

Nghệ nhân Sơn Trong chia sẻ, khi diễn ra các lễ nghi tôn giáo của người Khmer, ông thường cùng các nghệ nhân trong đội nhạc sử dụng bài cúng Tổ để trình diễn đầu tiên. vì đây là bài nhạc quan trọng trong thực hành nhạc Ngũ âm. Sau khi đánh bài nhạc Tổ, các nghệ nhân biểu diễn những bài bản chính khác để tạo không khí tưng bừng, vui tươi, rộn ràng cho ngày hội.

Trước kia, nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer chỉ giới hạn trong nhà chùa và trong các sinh hoạt nghi lễ tôn giáo và tang ma. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào, nhạc Ngũ âm đã được tổ chức lưu giữ, trình tấu và truyền dạy ở nhiều tổ chức, cá nhân, đơn vị cả trong và ngoài cộng đồng các phum, sóc, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật.

Ở một số tỉnh còn tổ chức ở hầu hết các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông dân tộc nội trú. Điển hình tại Trường THPT DTNT Huỳnh Cương (Sóc Trăng). Hiện nay, trường có khoảng 50 học sinh chia thành các nhóm, tham gia học rất say mê và chơi nhạc Ngũ âm thành thạo.

Nơi trình diễn nhạc Ngũ âm
Nơi trình diễn nhạc Ngũ âm

Chia sẻ về nhạc Ngũ Âm

Em Kim Văn Chung một thành viên tham gia nhóm ngũ âm hớn hở kể. Mỗi tối thứ Bảy, trường còn tổ chức buổi văn nghệ để chúng em cùng chơi nhạc Ngũ âm. Sau đó ca múa tập thể vui quá. Vào những ngày lễ, Tết hay các ngày lễ kỷ niệm ở trường, các em cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được ngồi ở vị trí trang trọng trên sân khấu, chơi trong chương trình văn nghệ của trường.

Nhạc Ngũ âm trải qua không ít thăng trầm. Những người chơi nhạc già đi theo năm tháng, không còn đủ sức rong ruổi khắp các phum sóc để gõ đàn, đánh trống, đánh cồng… Có thời điểm, dàn Ngũ âm nằm im ỉm trong góc kho, nhạc cụ hư hỏng nhiều, không ai buồn đụng tới. “Từ năm 2010 đến nay, loại hình nghệ thuật độc đáo này như được thổi thêm luồng gió mới khi ngành Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng đã đầu tư hàng trăm triệu đồng trang bị các dàn nhạc Ngũ âm cho khoảng 10 trường DTNT trong tỉnh. Các em tự chỉ dẫn cho nhau cách chơi đàn bằng tất cả niềm đam mê.

Nhạc Ngũ âm vẫn được bảo tồn và khuyến khích

Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng cũng tổ chức các cuộc thi trình diễn nhạc cụ, âm nhạc Ngũ âm ở nhiều cấp độ, lứa tuổi và hình thức khác nhau. Mục đích để tìm kiếm tài năng, tuyển chọn, khuyến khích học và chơi nhạc Ngũ âm. Đặc biệt, ngày 20/12/2019, nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này chứng tỏ nhà nước đang nâng cao tinh thần bảo tồn loại nhạc này.

Nhạc Ngũ âm vẫn được bảo tồn và khuyến khích
Nhạc Ngũ âm vẫn được bảo tồn và khuyến khích

Trong dòng chảy của thời gian, chúng ta đang tiếp thu nhiều loại hình nghệ thuật mới, hiện đại từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới du nhập vào. Điều tạo điều kiện cho người dân có nhiều sự lựa chọn để thưởng thức; thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần. Song, đối với đồng bào Khmer, nhạc Ngũ âm – di sản văn hóa truyền thống quý giá vẫn luôn rộn ràng. Đặc biệt là trong những dịp đến chùa lễ Phật; trong các lễ hội phum sóc và trong đời sống hằng ngày của đồng bào Khmer. Mặc dù âm nhạc hiện đại tốt, nhưng không nên quên đi những giá trị truyền thống. Nhạc Ngũ Âm không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là cả nét văn hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *